I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói về nhân tố sức khoẻ của nhân dân rất sâu sắc và nhất quán. Năm 1946 Người nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì củng cần có sức khoẻ mới thành công”
Sự nghiệp giữ gìn và tăng cường sức khoẻ nhân dân cải tạo thể chất nòi giống Việt Nam được Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặt nhiều vào thế hệ trẻ. Người rất quan tâm đến sự phát triển thể chất, tăng cường sức khoẻ cho thanh niên, thiếu nhi. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, của nòi giống Việt Nam, cần phải phát triển cho các em về tài năng đạo đức và sức khoẻ. Điều này được Người thể hiện trong thư gửi cho các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam “Đất nước Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, đó là nhờ công học tập vào các cháu”.
Sức khoẻ của mỗi con người là yếu tố tạo nên sức mạnh của chính mình, là vốn quý nhất của chính mình. Sức khoẻ của nhân dân là một yếu tố tạo nên sức mạnh của cộng đồng, của đất nước, của dân tộc, là nguồn hạnh phúc của giống nòi Việt Nam. Vì vậy Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn đề cao sức khoẻ của con người, sức khoẻ của nhân dân và khẳng định “Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Nghị quyết trung ương 4 khoá VII).
Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận không thể thiếu được của nền giáo dục, nó góp phần đào tạo con người mới, phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Mục đích giáo dục của nước ta là: Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khoẻ dồi dào có thể chất cường tráng, có dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng một cách đắc lực và có cuộc sống vui tươi lành mạnh.
Bởi vậy giáo dục thể chất và nâng cao phong trào tập luyện TDTT trong trường học là một trong những nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo đó không chỉ là trách nhiệm của các cấp Uỷ Đảng, các ngành giáo dục mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Nước ta bước đầu vào một thế giới mới với nền công nghiệp hóa và hiện đại hóa mở đầu cho thập kỉ mới và thế kỉ mới đòi hỏi con người thông minh, sáng tạo và năng động làm chủ đất nước. Vì thế mà sự nghiệp giáo dục hiện nay được coi là “Quốc sách hàng đầu” đào tạo nhân tài cho đất nước điều này khẳng định rất rõ về vai trò và vị trí của người giáo viên.
Hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Do vậy việc lựa chọn phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với kiểu bài với đối tượng học sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó cũng là một thủ thuật sư phạm của người giáo viên. Nhận thức được điều đó tôi mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Một số phương pháp tập luyện môn đá cầu cho học sinh tiểu học” mà tôi áp dụng và theo dõi nhiều năm tại trường
.
2. Mục đích nghiên cứu
Giúp cho học sinh và giáo viên có phương pháp dạy, học phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học của ngành hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng tôi nghiên cứu là học sinh khối lớp 4, 5 của trường tiểu học Hòa Khương mà tôi đang dạy môn thể dục
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu phương pháp dạy học bài kiến thức động tác từng nội dung thể thao tự chọn môn đá cầu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu tài liệu - Dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Qua nhiều năm thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng học sinh chưa thật sự yêu thích môn đá cầu nên điều mà tôi trăn trở là làm thế nào để học sinh tiếp cận với môn đá cầu và
Để giúp các em yêu thích môn học này, tôi tìm hiểu đặc điểm của các em biết phần lớn trẻ em từ 6 – 11 tuổi chưa được cân bằng nên biểu hiện động tác còn lóng ngóng, chân tay còn chưa nhanh nhẹn nên điều khiển các động tác còn khó khăn hoặc thực hiện được mà chưa đẹp, chưa đều.
Ngay từ năm học đầu tiên tôi trực tiếp giảng dạy và nhận thấy tỉ lệ học sinh yêu thích môn học đá cầu còn ít, các em rất sợ môn học này chính vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập cuối năm của các em, đặc biệt với từng nội dung bài học.
2. Các biện pháp thực hiện vấn đề nghiên cứu
- Bài giảng về kỹ thuật đá cầu
ên bài dạy
- Các động tác kỹ thuật
- Phát cầu qua lưới.
I. Phần mở đầu
II. Phần cơ bản
III. Phần kết thúc
+ Chúng tôi chủ yếu giới thiệu phần cơ bản
a) Ôn tâng cầu
a1. Tâng cầu bằng đùi
- Bước 1
Trước tiên cho học sinh tập mô phỏng kỹ thuật tâng cầu bằng đùi tại chỗ rồi di chuyển khi không có cầu. Tập tuần tự chân thuận tới chân không thuận, rồi sau đó làm động tác tâng cả 2 chân luân phiên.
Sau khi nắm và thực hiện được những yêu cầu cơ bản khi không có cầu, học sinh chuyển sang bước 2
- Bước 2
Tập với cầu học sinh tự tung cầu rồi dùng đùi
Tập kỹ thuật khi có cầu khi tâng lên. Khi tập tâng cầu cần lưu ý là lưng phải hơi thẳng chứ không khom như khi đỡ cầu mắt quan sát đường cầu lên xuống để phối hợp với chân đá cho nhịp nhàng, chân đá khi nhấc lên phải gấp gối và đùi của chân đá phải gần như vuông góc với thân trên, đầu gối không bị mở ra ngoài hay vặn vào trong để giữ cho hướng cầu bay thẳng lên chứ không bay nghiêng, lệch sang hai bên.
+ Khi tập tâng cầu, thân người từ từ xoay theo hướng cầu để điều chỉnh giúp cho chân đá chạm cầu đúng, tránh xoay, vặn, nghiêng người đột ngột làm ảnh hưởng đến việc tâng cầu khiếng cho cầu bay vọt đi lệch hướng
- Các lỗi thường mắc khi tập tâng cầu là:
+ Động tác tung cầu không rỏ ràng hoặc vừa tung vừa nhấc đùi lên theo nên khi đùi ở vị trí vuông góc với thân trên thì cầu chưa kịp rơi xuống.
Mắt chỉ nhìn vào đùi của chân đá mà không nhìn cầu nên động tác tiếp cầu không chính xác.
Thân trên không thẳng mà cong vẹo làm ảnh hưởng tới sự thăng bằng của cơ thể khi thực hiện động tác.
+ Sau một thời gian tập giáo viên cần kiểm tra mức độ thành thạo của học sinh khi học sinh thực hiện chân thuận đạt 10 lần không rơi chân không thuận đạt 5 lần không rơi, bằng 2 chân luân phiên đạt 12 – 15 lần không rơi coi như năm được kỹ thuật.
a2. Tập chuyền cầu
- Giáo viên và học sinh đứng đối diện, cách nhau khoảng 2,5m. Giáo viên tung cầu cho học sinh đỡ cầu bằng đùi (chân thuận hoặc chân không thuận) sau đó tiếp tục thực hiện kỹ thuật chuyền cầu bằng đùi và (mu bàn chân, má trong bàn chân) sao cho quả cầu bay vòng cung về phía trước mặt giáo viên, giáo viên bắt lấy cầu và lại tung tiếp cho học sinh
- Tập đến khi kỹ thuật thành thục và đạt hiệu quả 10/10 mới được coi là đạt yêu cầu. Vì trong chuyền cầu không được phép chuyền sai, chuyền hỏng
b. Phát cầu thấp chân chính diện
Là kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong thi đấu và tập luyện để đưa cầu vào cuộc
b1. Tư thế chuẩn bị
- Học sinh đứng chân trước, chân sau (chân phát cầu để phía sau) Bàn chân trước đặt vuông góc với đường biên ngang, mũi bàn chân sau chống xuống đất và hơi xoay ra phía ngoài, sao cho trục của 2 bàn chân hợp thành một góc khoảng 450 và hai gót cách nhau khoảng 40m
- Lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom. Tay cùng bên với chân phía sau gập khuỷu tay để bàn tay ngửa trước bụng, ngón trỏ và ngón giữa để ở phía dưới đế cầu, còn ngón cái đặt lên trên đế cầu tay còn lại để thả lỏng tự nhiên mắt quan sát đối phương.
b2. Thực hiện kỹ thuật
- Tay cầm cầu tung nhẹ cầu lên cao ngang tầm mắt hơi chếch về phía trước, sao cho điểm rơi của cầu cách mũi bàn chân sau khoảng 50cm. Khi cầu rơi xuống, chân phía sau lăng về trước duỗi cẳng chân và bàn chân để mu bàn chân tiếp xúc với cầu, khi cách mặt sân khoảng 20 – 30cm.
- Kết thúc
Khi chạm cầu, chân đá dừng lại đột ngột, mu bàn chân vẩy nhẹ. Sau khi chân đá tiếp đất, học sinh di chuyển vào trung tâm sân để chuẩn bị đỡ cầu của đối phương đá sang.
1. Coi trọng việc bồi dưỡng giáo viên nhận thức đầy đủ về sách giáo viên, thấm nhuần phương pháp, động tác dạy học mới
a) Sách giáo viên
b) Phương pháp giảng dạy mới
Đổi mới phương pháp dạy học mới là tích cực hóa hoạt động của người học. Cốt lõi của việc dạy học mới là giúp cho học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động
2. Qui trình soạn bài
a) Nghiên cứu tài liệu
Trước khi soạn bài giáo viên cần phải đọc kĩ sách giáo viên, các tài liệu. Xác định đúng kiến thức cơ bản của tiết dạy để áp dụng phương pháp dạy học tích cực
b) Nội dung bài soạn
Giáo viên phải chú ý tập trung vào hoạt động học tập của học sinh: Dạy mục này học sinh phải quan sát gì ? Phải thực hiện động tác như thế nào ? Phải tổ chức hoạt động ra sao ? Học sinh phải luyện tập động tác à rút ra động tác cơ bản nhất
3. Bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng dạy môn tự chọn đặc biệt là môn đá cầu
a) Hoạt động dạy học từng động tác, nhịp điệu của bài
Hoạt động giáo dục thể thao là hình thức và nội dung giáo dục chuyên biệt. Trong giảng dạy thể dục thể thao ngoài yêu cầu người giáo viên không chỉ cần có hệ thông kiến thức liên quan để truyền thụ cho học sinh mà phải còn biết thực hành đúng, chính xác động tác, kĩ thuật thể dục thể thao. Khi làm động tác mẫu giáo viên cần chú ý:
- Động tác mẫu phải chính xác, hoàn chỉnh để giúp cho học sinh nắm được những yếu lĩnh cơ bản của kĩ thuật.
- Khi hướng dẫn học sinh thực hiện các động tác được giáo viên làm mẫu, có thể sử dụng các dụng cụ phát tín hiệu âm thanh (còi, tiếng vỗ tay) để giúp cho học sinh hình thành cảm giác nhịp điệu, phân phối, điều hòa tốc độ vận động, thời điểm cần gắng sức, nghỉ ngơi hoặc thả lỏng để giảm bớt căng thẳng liên tục.
Sau mỗi buổi học giáo viên kiểm tra, thi đấu để gây hứng thú tập luyện của học sinh. Qua đó chúng ta mới nắm được năng lực học tập của từng em.
b) Đặc điểm của từng động tác
Khi dạy động tác cho học sinh giáo viên hướng dẫn từ động tác đơn giản và nâng cao dần về kĩ thuật trong quá trình dạy học.
c) Hoạt động của thầy đưa ra đối với trò phải dễ hiểu, động tác thị phạm phải chính xác
III. KẾT QUẢ, KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Với những phương pháp nêu trên trong những năm học qua, trường Tiểu học Hòa Khương đã đạt được những kết quả cụ thể sau:
Kết quả và phong trào tập luyện môn đá cầu chung toàn trường của học sinh như sau
Khối lớp |
Tổng số |
Đá cầu tốt |
Biết đá cầu |
Khối 4 |
90 |
25 |
65 |
Khối 5 |
89 |
29 |
60 |
- Thành tích
Năm 2016-2017: Giải nhì đồng đội nam cấp thành phố
Giải ba đồng đội nam nữ cấp huyện
Giải nhì đơn nam cấp huyện
Để việc nâng cao phong trào tập luyện TDTT đạt được kết quả phải có những bài tập, phương pháp đúng đắn phù hợp với tâm sinh lý của người tập.
- Tăng cường giáo dục tuyên truyền cho học sinh và mọi người nhận thức đúng về lợi ích thiết thực của việc tập luyện TDTT trong và ngoài nhà trường.
- Trang bị cơ sở vật chất tập luyện TDTT trong và ngoài nhà trường đầy đủ, đảm bảo vệ sinh tập luyện. Để nâng cao phong trào tập luyện TDTT đạt hiệu quả.
- Giáo viên thể dục phải tư vấn cho học sinh có các bài tập luyện TDTT phù hợp với từng đối tượng của các em.
- Cần đề ra mục tiêu, mục đích đạt tới như: Tăng cường sức khoẻ, thi đấu...
- Đội ngũ cán bộ TDTT phải có năng lực chuyên môn.
Nhìn chung qua thời gian tập luyện đa số học sinh nắm được về kỹ thuật của môn đá cầu được hơn so với ban đầu.
Chính vì vậy mà chúng tôi nhận thấy đại bộ phận học sinh trường đều thích được tập luyện TDTT. Các em có thời gian vui chơi, giải trí, tham gia hoạt động TDTT,... và rất yêu thích môn học này.
Mục đích thiết thực của viêc nâng cao phong trào tập luyện TDTT nhằm nâng cao sức khoẻ, tạo vẻ đẹp cho cơ thể, vui tươi giải trí, phục vụ tối đa cho học tập.
Muốn học sinh đạt được như vậy phải có nhiều câu lạc bộ TDTT đảm bảo cơ sở vật chất, phải tuyên truyền được cho học sinh và mọi người thấy được TDTT là vô cùng quan trọng để nâng cao sức khoẻ.
Đề nghị nhà trường và các cơ quan có thẩm quyền quan tâm hơn nữa tới công tác tổ chức HKPĐ và phong trào tập luyện TDTT của học sinh. Qua đó rèn luyện thể lực cho các em đồng thời phát hiện năng khiếu thể thao từ đó bồi dưỡng tốt hơn.
Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài mà tôi đã thực hiện có nhiều hiệu quả, giúp cho học sinh học tốt môn đá cầu. Mong được chia sẻ để đồng nghiệp và mong các thầy, cô giáo đóng góp cho đề tài hiệu quả hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Hòa Vang, ngày 15 tháng 12 năm 2017
Tác giả
Đặng Công Tưởng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo viên lớp 4, lớp 5 - Chủ biên Trần Đồng Lâm
- Sách những bài dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh – Tác giả Nguyễn Vũ
- Một số hình ảnh đội tuyển đá cầu Việt Nam
MỤC LỤC
NỘI DUNG |
TRANG |
- ĐẶT VẤN ĐỀ
|
Trang 01 |
Lý do chọn đề tài |
Trang 01 |
Mục đích nghiên cứu |
Trang 02 |
Đối tượng nghiên cứu |
Trang 02 |
Nhiệm vụ nghiên cứu |
Trang 02 |
Phương pháp nghiên cứu |
Trang 02 |
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
|
Trang 03 |
- Thực trạng
|
Trang 03 |
- Biện pháp thực hiện
|
Trang 03 |
Bài giảng về kỹ thuật đá cầu |
Trang 03 |
Phần cơ bản |
Trang 04 |
- KẾT QUẢ, KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
|
Trang 10 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO |
Trang 12 |